Category Archives: Sinh Hoạt Cộng Đồng

Little Saigon sắp thành “ngọc trong đá” của thành phố Westminster, California

Tác giả : Việt Media Agency
Màn hình hai bên hội trường tòa thị chính chiếu bản vẽ mới của Little Saigon trong phần giải thích của ông Artashes Bashmakian, giám đốc quy hoạch thành phố Westminster. (Hình: Trung Đỗ/Việt Media Agency)

WESTMINSTER, California (VMA): “Tôi xem Little Saigon như viên ngọc trong đá” là lời của Mitch Waller, giám đốc  quản trị thành phố Westminster, California, khi nói về triển vọng của khu vực 20 héc ta tập trung dày đặc người Việt nhất Hoa Kỳ, ở trung tâm Orange County, cũng là quận hạt đông người nói tiếng Việt và nhiều cơ sở thương mại của người gốc Việt nhất bên ngoài Việt Nam.

Chính quyền thành phố Westminster, nơi có khu thương xá Phước Lộc Thọ, vào đêm Thứ Tư 28 tháng 3, 2012 vừa qua đã quyết định giúp vùng Little Saigon chuyển mình thành một khu vực phú thịnh độc đáo bằng sự đa dạng và phát triển uyển chuyển trong một tương lai không xa.

Ông Waller bình phẩm thêm, “Chỉ cần một số công đoạn gọt giũa, viên ngọc Little Saigon sẽ trở thành một thứ tài sản thực sự đáng kể của thành phố.”

Trước khi toàn bộ các thành viên hội đồng thành phố nhất trí bỏ phiếu 5/5 chấp thuận kế hoạch biến trục đường Moran, nơi cắt ngang đường Bolsa và gần sát Phước Lộc Thọ, và có nhiều tòa báo người Việt hải ngoại, thành khu vực đa tính năng, nghị viên Andy Quách đã bình phẩm về cách thức phát triển và tương lai của khu vực này. Ông nói chính quyền sẽ tạo ra những hành lang pháp lý cần thiết, nhưng sẽ không can thiệp quá sâu, để rồi tự thân khu vực sẽ tự tạo ra những động lực thu hút những hạng mục đầu tư và phát triển cao cấp, du lịch, và đem về nhiều tiền cho kinh tế địa phương.

Các nhà quy hoạch và lãnh đạo dân sự địa phương đã vẽ ra viễn cảnh của một vùng đầy tiệm, quán phục vụ ngoài trời, thiết trí thích hợp cho người dạo phố, và tiện nghi đa dạng, từ tính năng cư trú cho đến cửa hàng bán lẻ hoặc nơi đặt văn phòng làm việc.

Trong buổi họp hội đồng thành phố và điều trần trước công chúng như trên đã nêu, tất cả các thành viên cũng đã chuẩn thuận bản báo cáo ảnh hưởng môi trường khu vực đường Moran, từ Bolsa đi về phía bắc và từ Bolsa hướng về phía nam đụng đường Bishop, và bổ túc việc quy định cho những khu vực vây quanh trục này từ khu công nghiệp nhẹ thành vùng đa tính năng. Thương xá Asian Garden Mall (Phước Lộc Thọ) và các bãi đậu xe trực thuộc đầu nằm về phía tây của trục này.

Mục tiêu là lập một kế hoạch cụ thể cho trung tâm Little Saigon.

Nghị viên Andy Quách nói, “Một khi đổi quy định về quy hoạch, các chủ đất và bất động sản, cũng như khách thuê sẽ tự quyết định dáng dấp mặt tiền và tính năng bên trong cơ sở của mình. Thành phố đang trở nên uyển chuyển hơn và tạo thêm sự linh động cho nơi này.”

Thành phố sẽ không nhúng tay vào việc lập kế hoạch phát triển cho từng địa điểm. Nhưng chính là nhờ có sự thay đổi quy định về quy hoạch, các chủ nhân bất động sản sẽ có thể biến hóa cách làm ăn trên phần đất của mình hoặc bán lại cho một nhà đầu tư phát triển nào đó, rồi người mới sẽ xây mới, ông Waller nói.

Ông Andy Quách cũng nói rằng ông muốn chứng kiến Little Saigon có chỗ được như khu dạo chơi trên đường Third ở Santa Monica, có những nhà hàng xem lẫn với các cửa hàng mua sắm. Ở Westminster, tuy nhiên, kiểu cách sẽ có tính cách Á Đông đặc biệt. (VietMediaAgency.com)

Tòa Bạch Ốc tiếp 200 đại diện cộng đồng: ‘130,000 chữ ký là một hiện tượng’

Người Việt, March 05, 2012 6:35:33 PM

Ðỗ Dzũng/Người Việt (tường trình từ Washington, DC)

WASHINGTON, DC (NV) – Giới chức Tòa Bạch Ốc hôm Thứ Hai tiếp 200 người Việt Nam đại diện cho hơn 130,000 người ký thỉnh nguyện thư đòi hỏi Hành pháp Hoa Kỳ không gia tăng thương mại với Việt Nam nếu quốc gia Cộng Sản này không cải thiện tình trạng nhân quyền hiện nay.

Lá cờ Việt Nam Cộng Hòa được đồng hương trưng trước Tòa Bạch Ốc, biểu dương sự ủng hộ đối với thỉnh nguyện thư nhân quyền, nay lên đến 130 ngàn chữ ký. (Hình: Ðỗ Dzũng/Người Việt)

Sau khi làm xong thủ tục an ninh, phái đoàn được hướng dẫn vào tòa nhà Eisenhower Executive, thuộc văn phòng Tòa Bạch Ốc.

Ông Jon Carson, giám đốc Văn Phòng Tiếp Cận Cộng Ðồng (Office of Public Engagement), chào mừng mọi người và nói: “Hôm nay quý vị đến đây không chỉ để cung cấp thông tin cho chúng tôi qua cuộc vận động bằng thỉnh nguyện thư, mà quý vị còn cho mọi người biết về sự cam kết của quý vị. Với con số 130,000 chữ ký, quý vị đã tạo ra một hiện tượng.”

Ông cũng cho biết Tổng Thống Obama rất coi trọng nhân quyền. Ðây mới chỉ là sự bắt đầu, và đây là một vấn đề phức tạp.

Ðại diện Bộ Ngoại Giao Hoa Kỳ, từ trái: Ông George Selin (Vietnam Desk), ông Thomas Debass (Global Partnerships Initiative), ông Eric Barboriak (Văn Phòng Ðông Nam Á Sự Vụ) và ông Michael Posner (phụ tá ngoại trưởng đặc trách Dân Chủ, Nhân Quyền và Lao Ðộng), tại buổi gặp cộng đồng VN tại Tòa Bạch Ốc. (Hình: Ðỗ Dzũng/Người Việt)

Cô Tuyết Dương, cố vấn về dân quyền và di trú thuộc Sáng Kiến Tòa Bạch Ốc Về Người Mỹ Gốc Châu Á Thái Bình Dương, chúc mừng mọi người có mặt và hy vọng sau cuộc vận động này, cộng đồng Việt Nam sẽ còn nhiều cuộc vận động khác, nhất là cho những người chưa được đại diện, ví dụ như những người làm việc trong ngành nail, nạn nhân buôn người, người cao niên…

Về phía cộng đồng Việt Nam, giới chức Tòa Bạch Ốc mời ba người lên phát biểu. Ðó là ca sĩ Quốc Khanh, anh Billy Lê (chủ tịch Tổng Hội Sinh Viên) và cô Cindy Ðinh (đại diện Hội Ðồng Nhân Quyền Cho Việt Nam). Cả ba người đều kêu gọi Tòa Bạch Ốc chú ý đến nhân quyền Việt Nam hơn nữa. Riêng ca sĩ Quốc Khanh mong mỏi Tổng Thống Barack Obama can thiệp cứu nhạc sĩ Việt Khang, người bị an ninh Việt Nam bắt vì sáng tác hai nhạc phẩm “Việt Nam Tôi Ðâu?” và “Anh Là Ai?”

Một số người cảm động sau lời phát biểu của ca sĩ Quốc Khanh.

Một cảnh bên trong phòng họp. (Hình: Ðỗ Dzũng/Người Việt)

Xem thêm hình ảnh tại đây

Cũng có mặt tại buổi tiếp cộng đồng Việt Nam là một số viên chức Bộ Ngoại Giao Hoa Kỳ, trong đó có ông Michael Posner, phụ tá ngoại trưởng đặc trách Dân Chủ, Nhân Quyền và Lao Ðộng.

Ông Posner cho biết chính quyền Mỹ đã lưu ý chính quyền Việt Nam trường hợp nhạc sĩ Việt Khang. Ông nói thêm Washington vẫn tiếp tục nêu vấn đề nhân quyền với Hà Nội, nhất là đối với các cá nhân như Linh Mục Nguyễn Văn Lý, Luật Sư Cù Huy Hà Vũ, Blogger Ðiếu Cày và những trường hợp khác, cũng như điều 79 và điều 88 trong bộ luật hình sự của Việt Nam.

Ông nói: “Tôi sẽ tiếp tục nêu vấn đề nhân quyền và những vi phạm nhân quyền của Việt Nam để mọi người sống ở Hoa Kỳ chú ý hơn về vấn đề này.”

Ông Eric Barboriak, quyền giám đốc Văn Phòng Ðông Nam Á Sự Vụ, Bộ Ngoại Giao Hoa Kỳ, nói thêm: “Chúng ta có nhiều vấn đề với Việt Nam trong quan hệ song phương, nhất là vấn đề nhân quyền. Hoa Kỳ tin rằng làm cho Việt Nam cam kết tôn trọng nhân quyền nghiêm túc hơn sẽ có lợi cho cả hai phía và đạt được kết quả tốt nhất.”

“Quan hệ giữa Việt Nam và Hoa Kỳ vừa là song phương vừa là đa phương. Cam kết là cách hiệu quả nhất để giải quyết vấn đề nhân quyền,” ông Barboriak nói thêm.

Nhiều đồng hương Việt Nam rất háo hức trước giờ gặp gỡ giới chức Tòa Bạch Ốc, chỉ muốn làm một điều gì đó cho nhân quyền tại Việt Nam.

Hòa Thượng Thích Viên Lý, tổng thư ký Văn Phòng II Viện Hóa Ðạo, Giáo Hội Phật Giáo Việt Nam Thống Nhất kiêm viện chủ chùa Ðiều Ngự, Westminster, tiểu bang California, nói với nhật báo Người Việt rằng sự hưởng ứng của 130,000 chữ ký là “dấu chỉ cho thấy khát vọng nhân quyền của đồng bào rất cao, trong đó có nhiều người thầm lặng. Khi có sự kiện, họ sẵn sàng trong khả năng để tạo sự thay đổi với dân tộc.”

“Nếu gặp tổng thống, tôi sẽ yêu cầu ông giúp đỡ để dân tộc Việt Nam hưởng tự do như người dân Hoa Kỳ,” hòa thượng nói tiếp. “Tuy nhiên, tất cả đều tùy thuộc khả năng chúng ta, người Mỹ chỉ giúp thôi. Thay đổi phải xuất phát từ chúng ta. Nếu người Việt không làm thì khó lòng. Vì thế, nhanh hay chậm là do chúng ta.”

Chị Ðinh Ngọc Tuyết, hiện sống ở Louisville, tiểu bang Kentucky, cho rằng đấu tranh nhân quyền phải bền bỉ mới thành công.

Chị giải thích: “Tôi rất xúc động được Tòa Bạch Ốc mời. Vừa tự hào vừa cảm thấy vinh dự khi thấy thỉnh nguyện của đồng hương được tổng thống lắng nghe. Ðây làm một bước nhỏ, dù đường dài, vẫn phải đi. Phải bước những bước nhỏ mới tới đích được.”

Ông Trần Việt Ðông, cư dân Glen Burnie, tiểu bang Maryland, được vào Tòa Bạch Ốc, nói: “Ðược vào Tòa Bạch Ốc lần đầu tiên cảm thấy rất hồi hộp, không tả được. Dân tộc mình đang bị Cộng Sản gò bó đủ thứ, bắt người đấu tranh như nhạc sĩ Việt Khang. Nên buổi gặp gỡ hôm nay là dịp để chúng ta nói lên tiếng nói của người Việt Nam.”

“Nếu được gặp tổng thống hôm nay, tôi sẽ nói: ‘Thưa tổng thống, ông là đại diện của nước Mỹ, xin hãy nhìn vào Việt Nam. Ðừng để Việt Nam bị giống như Syria hiện nay, gây đau thương tang tóc cho người dân,’” ông Ðông nói tiếp.

Ông cho biết, trước khi đến Washington, DC, ông sắm một bộ quần áo complet mới, mua giày mới.

Ông chia sẻ: “Ðây là lần thứ nhì từ ngày qua Mỹ tôi sắm đồ mới. Lần trước là đám cưới con trai. Lần này là vào Tòa Bạch Ốc.”

Linh Mục Ðinh Xuân Long, chánh xứ nhà thờ St. Joseph of the Hills, Eden, tiểu bang North Carolina, nói với hơn 130,000 chữ ký, thỉnh nguyện thư này là một áp lực rất lớn đối với chính quyền Mỹ và muốn nhân dịp này nói lên vấn đề tự do tôn giáo tại quê nhà.

“Về mặt nổi, Việt Nam cho xây nhiều nhà thờ, cho tu sĩ xuất ngoại, làm cho có vẻ như có tự do tôn giáo, về mặt chìm, chính quyền thật sự kiểm soát bên trong. Tu sinh vẫn bị xét duyệt, thụ phong và thuyên chuyển linh mục phải có sự đồng ý của chính quyền và cuối cùng là họ cử cán bộ theo dõi các giám mục, gây chia rẽ trong hàng giáo phẩm,” Linh Mục Long nói tiếp.

Chị Trinh Nguyễn, cư dân Nashville, tiểu bang Tennessee, cũng được mời vào Tòa Bạch Ốc, nói chị muốn Việt Nam có bình đẳng cho con người, thả tù chính trị.

“Tôi là người ủng hộ ông Obama. Tôi sẽ nói thẳng đề nghị ông nhìn lại Việt Nam, một nơi rất cần có nhân quyền cho mọi người. Trước khi làm ăn với Mỹ, Việt Nam phải có nhân quyền trước,” chị Trinh nói.

Trong khi đó, bên ngoài Tòa Bạch Ốc, dù thời tiết giá lạnh, có lúc tuyết rơi lác đác, hàng trăm đồng hương thuộc các cộng đồng Việt Nam khắp nơi có mặt để biểu dương sự ủng hộ đối với thỉnh nguyện thư, do đài truyền hình SBTN phát động từ hôm 8 Tháng Hai đến nay.

Cụ Vũ Văn Phiên, 90 tuổi, sống ở Lake Mary, tiểu bang Florida, được mọi người trước Tòa Bạch Ốc chú ý vì là người lớn tuổi nhất trong những người có mặt.

Khi được hỏi vì sao đến Washington, DC, cụ vui vẻ nói: “Ðây là trách nhiệm của một người mang dòng máu tiên rồng, trước tổ quốc dân tộc. Ðối với tôi, bản thân là xong rồi, gia đình cũng xong rồi, giờ lo được cho đất nước cái gì thì lo. Nếu được gặp Obama, tôi sẽ nói với ông rằng con người còn đau khổ, nhất là ở Việt Nam, ông là người quyền lực nhất thế giới, ông phải làm điều gì đó.”

Cho tới sáng ngày Thứ Hai, thỉnh nguyện thư đã có hơn 130,000 chữ ký. Theo quy định của Tòa Bạch Ốc, trong vòng một tháng, nếu thỉnh nguyện thư đạt được 25,000 chữ ký, giới chức khối Hành pháp sẽ tiếp xúc với đại diện những người ký tên. Sau khi chiến dịch được đưa ra bốn ngày, thỉnh nguyện thư đã có hơn 25,000 người ký vào.

Hiện nay, đài truyền hình SBTN và cộng đồng người Việt tại Hoa Kỳ kêu gọi mọi người tiếp tục ký thỉnh nguyện thư để có thể có con số cao nhất, hầu tạo sự chú ý cho chính giới Hoa Kỳ. Cuộc vận động ký thỉnh nguyện thư sẽ chấm dứt vào ngày 8 Tháng Ba tới đây.

Ngày hôm sau, Thứ Ba, theo dự trù, hàng trăm đồng hương Việt Nam được chia ra làm nhiều toán sẽ đến văn phòng các vị dân cử ở Quốc Hội tiếp tục vận động nhân quyền cho Việt Nam, qua chiến dịch ký thỉnh nguyện thư đang diễn ra.

––––

Liên lạc tác giả: DoDzung@nguoi-viet.com

Bấm vào đây để xem thêm hình ảnh và tường thuât từ RFA

Bấm vào đây để xem thêm hình ảnh và tường thuât khác

Bản Tin Cập Nhật Cho Hai Ngày 05 và 06 Tháng 3, 2012

Bản Tin Thủ Đô Hoa Thịnh Đốn

Kính mời Quý vị theo dõi:

BẢN TIN CẬP NHẬT CHO HAI NGÀY 05 VÀ 06 THÁNG 3
VỚI ÔNG VÕ THANH NHÂN VÀ TS. NGUYỄN ĐÌNH THẮNG

Xin bấm vào hành chữ dưới đây đề nghe và xem :
~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~
Cảm Nghĩ Của Các Nhà Tranh Đấu Tại Việt Nam

Xin bấm vào VIDEO l và VIDEO 2 dưới đây đề nghe và xem :

 VIDEO1  –  VIDEO2

CẬP NHẬT THỈNH NGUYỆN THƯ: CHỦ NHẬT 04.3.2012
8:00AM : 120,800
~~~~~~~~~~~~~~~~~~~

THƯỢNG KHẨN & RẤT QUAN TRỌNG : ĐỊA CHỈ CỦA 100 THƯỢNG NGHỊ SỈ HOA KỲ & 435 DÂN BIỂU HOA KỲ ĐỂ GỬI THỈNH NGUYỆN THƯ QUA BƯU ĐIỆN FAX WEBSITE

Trân trọng kính chuyễn đến QUÝ VỊ danh sách 100 Thượng Nghị Sỉ Hoa Kỳ và 435 Dân Biểu Hoa Kỳ thuộc Đảng Dân Chủ và Đảng Cộng Hòa để :
– gửi thỉnh nguyện thư qua Website, fax, bưu điện,
– điện thọai xin can thiệp, lấy hẹn để yết kiến, tiếp xúc…
– vận động 100 Thượng Nghị sỉ và 435 Dân Biểu Hoa Kỳ thông qua dự luật “NHÂN QUYỀN VIỆT NAM 2012”,
đồng thời vận động cho NHÂN QUYỀN, TỰ DO, DÂN CHỦ HÓA VIỆT NAM, VẸN TÒAN LÃNH THỔ VIỆT NAM và đòi bạo quyền CSVN trả tự do ngay tức khắc, vô điều kiện cho tất cả các tù nhân chính trị, tôn giáo, dân oan và quân, dân, cán, chính VNCH bị CSVN giam cầm từ ngày xâm chiếm VNCH bất hợp pháp 30/04/1975 trong đó có Đại Úy Quân Lực VNCH đồng minh của HOA KỲ NGUYỄN HỬU CẦU bị giam cầm trên 30 năm nay lâm bệnh trầm trọng, Lm NGUYỄN VĂN LÝ (bị bệnh nặng), Ms NGUYỄN CÔNG CHÁNH, TsLs CÙ HUY HÀ VŨ, BÀ BÙI THỊ MINH HẰNG, Ns VIỆT KHANG…
LÝ DO XIN CAN THIỆP :
– Hoa Kỳ và các nước đồng minh của VNCH, bị CSVN, MẶT TRẬN GIẢI PHÓNG MIỀN NAM, BỌN TRÍ THỨC, TU SỈ THỜI CƠ, BỌN PHÃN CHIẾN, BỌN THÂN CỘNG tuyên truyền bịp bợm, xảo trá, cho nên đã phản bội VNCH để CSVN tấn chiếm VNCH gây ra bao nhiêu đau thương tang tóc cho nhân dân VNCH. Nay là cơ hội Chính phủ và nhân dân Hoa Kỳ phải có bổn phận, trách nhiệm, lên tiếng, hành động can thiệp, bảo vệ, tái lập danh dự cho QUÂN, DÂN, CÁN, CHÍNH VNCH, CÁC CỰU QUÂN NHÂN HOA KỲ, TÂY TÂN LAN, NAM HÀN, THÁI LAN, ÚC từng tham chiến ở VN để bảo vệ tiền đồn tự do, dân chủ và tòan dân Việt Nam, thóat khỏi sự cai tri hà khốc, dã man vô nhân đạo của bạo quyền CSVN càng ngày càng gia tăng vi phạm trầm trọng Luật Pháp Việt-Nam và Quốc Tế.1./ ĐỊA CHỈ CỦA THƯỢNG VIỆN HOA KỲ  để gửi thư cho 100 Thượng Nghị Sỉ :

– M., Mrs……………………………………………
UNITED STATES SENATE
WASHINTGON, D.C. 20510
Phone (202) 224 – 3121
Email : webmaster@sec.senate.gov
Website : www.senate.govVIẾT THƯ CHO CHỦ TỊCH THƯỢNG VIỆN HOA KỲ :
– The Honorable DANIEL INOUYE
PRESIDENT PRO TEMPORE OF THE UNITED STATES SENATE
722 HART BUILDING
WASHINGTON, D.C. 20510 – 1102
Phone (202) 224 3934
Fax (202) 224 6747
Website : inouye.senate.gov/contact/contactDKI.cfm

2./ ĐỊA CHỈ CỦA HẠ VIỆN HOA KỲ để viết thư cho 435 Dân biểu Hoa Kỳ :
– M., Mrs…………………………………………………………

US HOUSE OF REPRESENTATIVES
WASHINGTON, D.C 20515
Phone : (202) 224 – 3121
Fax : (202) 225 – 1904
Website : www.house.gov/representativesVIẾT THƯ CHO CHỦ TỊCH HẠ VIỆN HOA KỲ :

– The Honorable Rep.  JOHN ANDREW BOENNER
SPEAKER OF THE HOUSE
H-232 THE CAPITOL
WASHINGTON, D.C. 20515
Phone : (202) 225 6205
Phone : (202) 225 – 5177
Website : www.speaker.gov/contact/Mong rằng QUÝ VỊ LUẬT GIA, LUẬT SƯ, TRÍ THỨC, NHÂN SỈ, GIA ĐÌNH CÁC NẠN NHÂN BỊ CSVN TÙY TIỆN GIAM CẦM, ĐÀN ÁP và đồng bào thân thương quốc nội và hải ngọai thành lập ngay một Ủy ban hổn hợp : Thanh Niên, Thanh Nữ, Sinh Viên, Học Sinh, chuyên viên Internet phụ trách gửi các thỉnh nguyện thư cho 100 Thượng Nghị Sỉ và 435 Dân Biểu Hoa Kỳ qua :

– Fax hay Bưu điện theo địa chỉ kê trên,
– và WEBSITE theo danh sách kê khai dưới đây.
“MƯA DẦM THẤM ĐẤT” – “CÓ CÔNG MÀI SẮT CÓ NGÀY NÊN KIM” – “CON CÓ KHÓC THÌ MẸ MỚI BIẾT CHO BÚ” – “HÒANG THIÊN BẤT PHỤ HẢO TÂM NHÂN (ÔNG TRỜI KHÔNG BAO GIỜ PHỤ LÒNG NGƯỜI TỐT)” – “ĐÒAN KẾT THÌ THẮNG TÀ QUYỀN CSVN, CHIA RẼ THÌ SẼ THUA ÁC QUYẾN CSVN”
Thân chúc thàng công.
Kính mến,
Bs LÊ Thị Lễ

United States Senate
 GO

United States Senate Senators Home Committees Home Legislation & Records Home Art & History Home Visitor Center Home Reference Home
United States Senate
State Information
Senate Leadership

Home > Senators Home
Senators of the 112th Congress

Sort by: Name   State   Party XML
What is a class?

horizontal line

Akaka, Daniel K. – (D – HI) Class I
141 HART SENATE OFFICE BUILDING WASHINGTON DC 20510
(202) 224-6361
Web Form: www.akaka.senate.gov/email-senator-akaka.cfm
horizontal line
Alexander, Lamar – (R – TN) Class II
455 DIRKSEN SENATE OFFICE BUILDING WASHINGTON DC 20510
(202) 224-4944
Web Form: www.alexander.senate.gov/public/index.cfm?p=Email
horizontal line
Ayotte, Kelly – (R – NH) Class III
144 RUSSELL SENATE OFFICE BUILDING WASHINGTON DC 20510
(202) 224-3324
Web Form: www.ayotte.senate.gov/?p=contact
horizontal line
Barrasso, John – (R – WY) Class I
307 DIRKSEN SENATE OFFICE BUILDING WASHINGTON DC 20510
(202) 224-6441
Web Form: www.barrasso.senate.gov/public/index.cfm?FuseAction=Conta…
horizontal line
Baucus, Max – (D – MT) Class II
511 HART SENATE OFFICE BUILDING WASHINGTON DC 20510
(202) 224-2651
Web Form: www.baucus.senate.gov/contact/emailForm.cfm?subj=issue
horizontal line
Begich, Mark – (D – AK) Class II
111 RUSSELL SENATE OFFICE BUILDING WASHINGTON DC 20510
(202) 224-3004
Web Form: www.begich.senate.gov/public/index.cfm?p=EmailSenator
horizontal line
Bennet, Michael F. – (D – CO) Class III
458 RUSSELL SENATE OFFICE BUILDING WASHINGTON DC 20510
(202) 224-5852
Web Form: www.bennet.senate.gov/contact/
horizontal line
Bingaman, Jeff – (D – NM) Class I
703 HART SENATE OFFICE BUILDING WASHINGTON DC 20510
(202) 224-5521
Web Form: www.bingaman.senate.gov/contact/
horizontal line
Blumenthal, Richard – (D – CT) Class III
702 HART SENATE OFFICE BUILDING WASHINGTON DC 20510
(202) 224-2823
Web Form: www.blumenthal.senate.gov/contact/
horizontal line
Blunt, Roy – (R – MO) Class III
260 RUSSELL SENATE OFFICE BUILDING WASHINGTON DC 20510
(202) 224-5721
Web Form: www.blunt.senate.gov/public/index.cfm/contact-form?p=cont…
horizontal line
Boozman, John – (R – AR) Class III
320 HART SENATE OFFICE BUILDING WASHINGTON DC 20510
(202) 224-4843
Web Form: www.boozman.senate.gov/public/index.cfm/e-mail-me
horizontal line
Boxer, Barbara – (D – CA) Class III
112 HART SENATE OFFICE BUILDING WASHINGTON DC 20510
(202) 224-3553
Web Form: www.boxer.senate.gov/en/contact/
horizontal line
Brown, Scott P. – (R – MA) Class I
359 DIRKSEN SENATE OFFICE BUILDING WASHINGTON DC 20510
(202) 224-4543
Web Form: www.scottbrown.senate.gov/public/index.cfm/emailscottbrown
horizontal line
Brown, Sherrod – (D – OH) Class I
713 HART SENATE OFFICE BUILDING WASHINGTON DC 20510
(202) 224-2315
Web Form: www.brown.senate.gov/contact/
horizontal line
Burr, Richard – (R – NC) Class III
217 RUSSELL SENATE OFFICE BUILDING WASHINGTON DC 20510
(202) 224-3154
Web Form: www.burr.senate.gov/public/index.cfm?FuseAction=Contact.C…
horizontal line
Cantwell, Maria – (D – WA) Class I
311 HART SENATE OFFICE BUILDING WASHINGTON DC 20510
(202) 224-3441
Web Form: www.cantwell.senate.gov/contact/
horizontal line
Cardin, Benjamin L. – (D – MD) Class I
509 HART SENATE OFFICE BUILDING WASHINGTON DC 20510
(202) 224-4524
Web Form: www.cardin.senate.gov/contact/
horizontal line
Carper, Thomas R. – (D – DE) Class I
513 HART SENATE OFFICE BUILDING WASHINGTON DC 20510
(202) 224-2441
Web Form: carper.senate.gov/public/index.cfm/email-senator-carper
horizontal line
Casey, Robert P., Jr. – (D – PA) Class I
393 RUSSELL SENATE OFFICE BUILDING WASHINGTON DC 20510
(202) 224-6324
Web Form: www.casey.senate.gov/contact/
horizontal line
Chambliss, Saxby – (R – GA) Class II
416 RUSSELL SENATE OFFICE BUILDING WASHINGTON DC 20510
(202) 224-3521
Web Form: www.chambliss.senate.gov/public/index.cfm?p=Email
horizontal line
Coats, Daniel – (R – IN) Class III
493 RUSSELL SENATE OFFICE BUILDING WASHINGTON DC 20510
(202) 224-5623
Web Form: www.coats.senate.gov/contact/
horizontal line
Coburn, Tom – (R – OK) Class III
172 RUSSELL SENATE OFFICE BUILDING WASHINGTON DC 20510
(202) 224-5754
Web Form: www.coburn.senate.gov/public/index.cfm/contactsenatorcobu…
horizontal line
Cochran, Thad – (R – MS) Class II
113 DIRKSEN SENATE OFFICE BUILDING WASHINGTON DC 20510
(202) 224-5054
Web Form: www.cochran.senate.gov/email.html
horizontal line
Collins, Susan M. – (R – ME) Class II
413 DIRKSEN SENATE OFFICE BUILDING WASHINGTON DC 20510
(202) 224-2523
Web Form: www.collins.senate.gov/public/continue.cfm?FuseAction=Con…
horizontal line
Conrad, Kent – (D – ND) Class I
530 HART SENATE OFFICE BUILDING WASHINGTON DC 20510
(202) 224-2043
Web Form: www.conrad.senate.gov/contact/webform.cfm
horizontal line
Coons, Christopher A. – (D – DE) Class II
127A RUSSELL SENATE OFFICE BUILDING WASHINGTON DC 20510
(202) 224-5042
Web Form: www.coons.senate.gov/contact/
horizontal line
Corker, Bob – (R – TN) Class I
185 DIRKSEN SENATE OFFICE BUILDING WASHINGTON DC 20510
(202) 224-3344
Web Form: www.corker.senate.gov/public/index.cfm?p=ContactMe
horizontal line
Cornyn, John – (R – TX) Class II
517 HART SENATE OFFICE BUILDING WASHINGTON DC 20510
(202) 224-2934
Web Form: www.cornyn.senate.gov/public/index.cfm?p=ContactForm
horizontal line
Crapo, Mike – (R – ID) Class III
239 DIRKSEN SENATE OFFICE BUILDING WASHINGTON DC 20510
(202) 224-6142
Web Form: www.crapo.senate.gov/contact/email.cfm
horizontal line
DeMint, Jim – (R – SC) Class III
167 RUSSELL SENATE OFFICE BUILDING WASHINGTON DC 20510
(202) 224-6121
Web Form: www.demint.senate.gov/public/index.cfm?p=ContactInformation
horizontal line
Durbin, Richard J. – (D – IL) Class II
711 HART SENATE OFFICE BUILDING WASHINGTON DC 20510
(202) 224-2152
Web Form: www.durbin.senate.gov/public/index.cfm/contact
horizontal line
Enzi, Michael B. – (R – WY) Class II
379A RUSSELL SENATE OFFICE BUILDING WASHINGTON DC 20510
(202) 224-3424
Web Form: www.enzi.senate.gov/public/index.cfm/contact?p=e-mail-sen…
horizontal line
Feinstein, Dianne – (D – CA) Class I
331 HART SENATE OFFICE BUILDING WASHINGTON DC 20510
(202) 224-3841
Web Form: www.feinstein.senate.gov/public/index.cfm/e-mail-me
horizontal line
Franken, Al – (D – MN) Class II
309 HART SENATE OFFICE BUILDING WASHINGTON DC 20510
(202) 224-5641
Web Form: www.franken.senate.gov/?p=contact
horizontal line
Gillibrand, Kirsten E. – (D – NY) Class I
478 RUSSELL SENATE OFFICE BUILDING WASHINGTON DC 20510
(202) 224-4451
Web Form: www.gillibrand.senate.gov/contact/
horizontal line
Graham, Lindsey – (R – SC) Class II
290 RUSSELL SENATE OFFICE BUILDING WASHINGTON DC 20510
(202) 224-5972
Web Form: www.lgraham.senate.gov/public/index.cfm?FuseAction=Contac…
horizontal line
Grassley, Chuck – (R – IA) Class III
135 HART SENATE OFFICE BUILDING WASHINGTON DC 20510
(202) 224-3744
Web Form: www.grassley.senate.gov/contact.cfm
horizontal line
Hagan, Kay R. – (D – NC) Class II
521 DIRKSEN SENATE OFFICE BUILDING WASHINGTON DC 20510
(202) 224-6342
Web Form: www.hagan.senate.gov/?p=contact
horizontal line
Harkin, Tom – (D – IA) Class II
731 HART SENATE OFFICE BUILDING WASHINGTON DC 20510
(202) 224-3254
Web Form: www.harkin.senate.gov/contact.cfm
horizontal line
Hatch, Orrin G. – (R – UT) Class I
104 HART SENATE OFFICE BUILDING WASHINGTON DC 20510
(202) 224-5251
Web Form: www.hatch.senate.gov/public/index.cfm/contact?p=Email-Orrin
horizontal line
Heller, Dean – (R – NV) Class I
361A RUSSELL SENATE OFFICE BUILDING WASHINGTON DC 20510
(202) 224-6244
Web Form: www.heller.senate.gov/public/index.cfm/contact-form
horizontal line
Hoeven, John – (R – ND) Class III
120 RUSSELL SENATE OFFICE BUILDING WASHINGTON DC 20510
(202) 224-2551
Web Form: www.hoeven.senate.gov/public/index.cfm/email-the-senator
horizontal line
Hutchison, Kay Bailey – (R – TX) Class I
284 RUSSELL SENATE OFFICE BUILDING WASHINGTON DC 20510
(202) 224-5922
Web Form: www.hutchison.senate.gov/?p=email_kay
horizontal line
Inhofe, James M. – (R – OK) Class II
205 RUSSELL SENATE OFFICE BUILDING WASHINGTON DC 20510
(202) 224-4721
Web Form: www.inhofe.senate.gov/public/index.cfm?FuseAction=Contact…
horizontal line
Inouye, Daniel K. – (D – HI) Class III
722 HART SENATE OFFICE BUILDING WASHINGTON DC 20510
(202) 224-3934
Web Form: www.inouye.senate.gov/Contact/ContactDKI.cfm
horizontal line
Isakson, Johnny – (R – GA) Class III
131 RUSSELL SENATE OFFICE BUILDING WASHINGTON DC 20510
(202) 224-3643
Web Form: www.isakson.senate.gov/contact.cfm
horizontal line
Johanns, Mike – (R – NE) Class II
404 RUSSELL SENATE OFFICE BUILDING WASHINGTON DC 20510
(202) 224-4224
Web Form: www.johanns.senate.gov/public/?p=ContactSenatorJohanns
horizontal line
Johnson, Ron – (R – WI) Class III
386 RUSSELL SENATE OFFICE BUILDING WASHINGTON DC 20510
(202) 224-5323
Web Form: www.ronjohnson.senate.gov/public/index.cfm/contact
horizontal line
Johnson, Tim – (D – SD) Class II
136 HART SENATE OFFICE BUILDING WASHINGTON DC 20510
(202) 224-5842
Web Form: www.johnson.senate.gov/public/index.cfm?p=Contact
horizontal line
Kerry, John F. – (D – MA) Class II
218 RUSSELL SENATE OFFICE BUILDING WASHINGTON DC 20510
(202) 224-2742
Web Form: www.kerry.senate.gov/contact/
horizontal line
Kirk, Mark – (R – IL) Class III
524 HART SENATE OFFICE BUILDING WASHINGTON DC 20510
(202) 224-2854
Web Form: www.kirk.senate.gov/?p=contact
horizontal line
Klobuchar, Amy – (D – MN) Class I
302 HART SENATE OFFICE BUILDING WASHINGTON DC 20510
(202) 224-3244
Web Form: www.klobuchar.senate.gov/emailamy.cfm
horizontal line
Kohl, Herb – (D – WI) Class I

Người Việt hải ngoại nô nức kéo về DC vận động cho nhân quyền VN

Thanh Trúc, phóng viên RFA. 2012-03-03

Vào khi số chữ ký online vào thỉnh nguyện thư gởi Nhà Trắng đã vượt quá một trăm lẻ năm ngàn, người Việt khắp các tiểu bang trên đất Mỹ cũng đang nô nức kéo về Washington DC để yêu cầu hành pháp và lập pháp Mỹ áp lực Việt Nam cải thiện nhân quyền và trả tự do cho những tù nhân lương tâm đang bị Hà Nội giam giữ.

RFA file. Tòa Bạch Ốc ở Hoa Thịnh Đốn.

Thanh Trúc có bài chi tiết sau đây:

Để đáp ứng thỉnh cầu tổng thống Obama lưu ý Hà Nội cải thiện nhân quyền, Nhà Trắng sẽ có một buổi gặp cùng đại diện các đoàn thể vận động người Mỹ gốc Việt vào thứ Hai tuần tới.

Tiếp đó, thứ Ba là ngày mọi người cùng vào quốc hội để yêu cầu các vị dân biểu và nghị sĩ Hoa Kỳ chú tâm nhiều hơn nữa đến tình trạng quyền con người bị vi phạm nghiêm trọng bởi chính phủ Việt Nam.

Trên nguyên tắc thì chỉ cần hai mươi lăm đến ba chục nghìn chữ ký là đủ lôi kéo sự chú ý của tổng thống. Thế nhưng đến lúc này con số đã vượt quá một trăm lẻ năm ngàn. Trong lúc người Việt khắp nơi trên đất Mỹ chuẩn bị kéo về thủ đô với tâm trạng phấn khích thì người Việt ở Washington DC cũng đang nao nức và tất bật lo liệu cho hai ngày 5 và 6.

Hạnh phúc

white-house-petition-250.jpg
Cuộc vận động đã thu thập được 115,153 chữ ký tính đến trưa ngày 03/03/2012. RFA photo.

Một trong những người đứng đầu ban tổ chức, anh Võ Thành Nhân, cho biết vì là cư dân thủ đô nên những gì anh và các tình nguyện viên phải phối hợp lo liệu là vấn đề vận hành, chuyên chở, đưa rước, nơi ăn chốn ở, kể cả những hồ sơ đi vào quốc hội, sắp xếp thế nào để những phái đoàn từ các tiểu bang xa về có thể tiếp xúc được với các dân biểu nghị sĩ đại diện cho họ trong quốc hội:“Mà cái tinh thần nó rất là vui, lần này mình thấy những người họ về thứ nhất là người ta không câu nệ vấn đề tiền bạc mặc dầu người ta chỉ mới biết có bốn năm ngày trước khi về Washington DC mà người ta vẫn mua vé may bay để về.

Có những vé máy bay rất là mắc tiền. Có những người không mua vé máy bay được vì lý do tiền bạc thì họ đi xe bus sớm hơn giờ mà họ dự định. Do đó cho nên mình thấy được sự cố gắng, sự náo nức của cộng đồng người Việt ở Hoa Kỳ khi mà họ nhận thấy vai trò của họ trong việc đấu tranh cho nhân quyền ở trong nước.

Là người đặc trách nơi ăn chốn ở và tạo điều kiện cho đồng hương về đây, bản thân tôi cảm thấy vui và hạnh phúc, lâu lắm mình mới có dịp thực hiện một giấc mơ chung, mơ thấy một ngày Việt Nam thực sự có được tự do, dân chủ và nhân quyền.”

Hãnh diện

Cũng từ thủ đô Washington, một tình nguyện viên, ông Trí Tôn:

Lần trước là hiện tượng Trần Trường treo cờ mà tôi thấy người Việt Nam biểu hiện sự đoàn kết và đây là lần thứ hai tôi thấy người Việt Nam mình đoàn kết cho một lý tưởng cao đẹp như ngày hôm nay và tôi rất hãnh diện.

Ô.Trí Tôn

“Tôi sống ở Mỹ hai chục năm nay rồi. Lần trước là hiện tượng Trần Trường treo cờ mà tôi thấy người Việt Nam biểu hiện sự đoàn kết và đây là lần thứ hai tôi thấy người Việt Nam mình đoàn kết cho một lý tưởng cao đẹp như ngày hôm nay và tôi rất hãnh diện.

Nếu tôi đóng góp được phần nào, nếu cần đưa rước hoặc làm gì đó mà tôi có thể giúp được thì tôi giúp. Thực sự tâm trạng tôi rất là vui mừng rất là hạnh phúc.”

Người tình nguyện thứ hai, ông Trần Du:

“Trong phạm vi khả năng của tôi việc làm thiện nguyện viên trong hai ngày để đưa đón phái đoàn thì sự đóng góp của tôi quá bé nhỏ so với những người từ các tiểu bang khác bỏ công sức và tiền bạc về đây. Tôi nô nức lắm và tôi cũng đang chờ đợi, tôi náo nức lắm, tôi háo hức lắm.”

Phấn khởi

viet-khang-250.jpg
Nhiều người biểu tình đã mặc những áo thun có tên 2 bản nhạc của anh Việt Khang. Photo by Hiền Vy/RFA.

Được biết chỉ một trăm người được phép tham dự cuộc gặp lịch sử tại Nhà Trắng ngày thứ Hai, trong lúc số người từ các tiểu bang kéo về dự kiến có thể lên đến năm trăm hoặc hơn. Đây cũng là những người sẽ kéo đến quốc hội Mỹ ngày hôm sau. Có người tự liên lạc với ban tổ chức rồi đi một mình, cũng có người đi cùng phái đoàn của cộng đồng trong tiểu bang.Từ thành phố Chicago tiểu bang Illinois, bà Đỗ Ngọc Hà, chủ tịch Hội Đồng Quản Trị của Hội Người Việt Illinois:

“Tôi rất là háo hức, nôn nóng và cảm thấy rất sung sướng. Đây không phải lần đầu tiên tôi được vào Tòa Bạch Ốc, nhưng cảm giác của tôi lần này rất là khác bởi vì thấy tinh thần của người Việt Nam mình, ai cũng phấn khởi vì mình có sự thông cảm hợp tác chặt chẽ với nhau.”

Chờ lâu lắm rồi

Bạn trẻ Nguyễn Quốc Tuấn, Florida, sẽ lên thủ đô trong vai trò thiện nguyện viên, nói rằng bạn sẽ đi một mình nhưng không có cảm giác đơn độc:

“Tâm trạng của em phải nói là náo nức khó tả lắm, vui thì cũng không đúng mà phải nói là xúc động. Em đi một mình thôi nhưng lúc nào cũng cảm thấy có sự đồng hành của cả dân tộc Việt Nam mình. Người Việt Nam mình chờ chuyện này xảy ra lâu lắm rồi.”

Người Việt Nam mình chờ chuyện này xảy ra lâu lắm rồi.

Ô. Nguyễn Quốc Tuấn, Florida

Bà Trinh, vừa đến Washington hôm nay:

“Tôi là Nguyễn Ngọc Trinh ở San Diego, ở đây cũng có nhiều người đi. Tôi về Washington DC là lần thứ hai nhưng lần này rất là nôn nao, tôi biết gặp rất đông người, tôi cũng bị lây cái nôn nao của những người khác. Lần này tổng thống Obama tái ứng cử, cử tri người Việt cần nói cho ông biết nguyện vọng của người Việt tị nạn hôm nay.”

Tin báo từ Texas là 150 người của tiểu bang này về DC cho hai ngày 5 và 6. Vùng phụ cận thủ đô, tiểu bang New Jersey, ông Nguyễn Tường Thược báo cho biết:

“Cả gia đình tôi hơn hai mươi người đã ký vào thỉnh nguyện thư, con tôi cũng theo tôi về Washington và chúng tôi được vào Tòa Bạch Ốc. Bên Philadelphia giờ phút này cũng khoảng độ 20, New Jersey tối đa 30 người. Tại New Jersey có những cựu tù nhân anh em chúng tôi đi cả gia đình 10 người.”

Tinh thần đoàn kết

Video: Hiện tượng Việt Khang và cuộc vận động cho Nhân quyền Việt Nam

Thực tế đến giờ phút này thì riêng thành phố Philadelphia thuộc tiểu bang Pensylvania đã có khoảng 50 người về Washington. Tuy nhiên, con số 50 này có thể tăng lên sau khi từ Pittsburg, thành phố lớn thứ nhì của Pensylvania, bạn Trần Minh Khánh báo cho biết sẽ cùng các anh chị em con lai khác trong Gia Đình Mỹ Việt xuống tham dự:

“Là một người con lai mang hai giòng máu, một nửa giòng máu của em là người Việt. Lần này về DC em hy vọng anh chị em con lai chúng em cũng có được bài học về tự do dân chủ. Nhưng mà quan trọng là tâm huyết, và cũng như mọi người, dù khó khăn thế nào cũng phải về DC lần này để nói lên cái tinh thần đoàn kết.”

Tiểu bang Georgia, cô Trish Thùy Dương Nguyễn, nói về chuyến đi Washington:

“Cộng đồng Người Việt Quốc Gia ở Georgia đã ký hơn ba ngàn chữ ký, phái đoàn Georgia sẽ tới khoảng mười lăm người. Em đã sắp xếp được chiếc xe mười lăm chỗ ngồi. Cũng rất là nao nức, rất là vui bởi vì mọi người mong muốn được đến DC, được đến quốc hội.”

Nhưng đến giờ này kế hoạch về Washington DC của Cộng Đồng Người Việt Quốc Gia ở Georgia thay đổi chút ít vì số người tham dự chính thức từ Georgia là 60 người.

Đây cũng là trường hợp tương tự ở tiểu bang Massachusetts, từ mấy chục người lúc đầu nay đã là 170 người.

Nhưng mà quan trọng là tâm huyết, và cũng như mọi người, dù khó khăn thế nào cũng phải về DC lần này để nói lên cái tinh thần đoàn kết.

Ô. Trần Minh Khánh, Pensylvania

Trong khi đó, chủ tịch Cộng Đồng Việt Nam New Hampshire, ông Cao Xuân Khải cho hay:

“Cộng đồng New Hampshire đi tất cả là mười sáu người, nhưng cũng có một số người đi riêng vì có người quen ở trên Maryland hay những nơi khác. Chúng tôi đi bằng xe riêng, hoàn toàn tự túc và có một sự kích động như một ngày hội. Đây là sự náo nức mà bấy lâu nay chúng ta từng mong đợi, đây là sự háo hức lắm.”

Từ tiểu bang Arkansas xa xôi, ông Lê Văn Thao, 70 tuổi, nhất quyết phải về thủ đô cho bằng được:

“Tôi sắp sửa Chúa Nhật này là đi máy bay lên Washington DC. Trong lòng tôi rất vui mừng mặc dầu tôi lớn tuổi nhưng tôi cũng cố gắng tôi đi. Già cả lớn tuổi nhưng biết việc nào quan trọng cần làm thì phải làm nhất là cho quốc gia dân tộc mình, thành ra trong lòng tôi rất nao nức.”

Hiện chưa thể biết đích xác số người từ tiểu bang California về Washington DC là bao nhiêu. Tin sơ khởi hôm thứ Sáu cho thấy chỉ riêng Quận Cam, được coi là thủ đô tị nạn của người Mỹ gốc Việt, số người về là 50.

Từ Úc, Nhật

Và có hai người ở rất xa, ngoài nước Mỹ,  đang trên đường về thủ đô Hoa Kỳ. Người thứ nhất, đến từ Australia:

“Tôi là Trần Đông, từ Melbourne, Australia, mới đến Hoa Kỳ mấy hôm nay thì trùng hợp sự kiện trên một trăm ngàn người ký tên vào thỉnh nguyện thư. Hiện tôi đang trên đường từ Quận Cam ra phi trường để lên Washington với tâm trạng rất vui mừng, rất phấn khởi, rất náo nức, để cùng người Việt tự do đòi nhân quyền cho Việt Nam.”

Hiện tôi đang trên đường từ Quận Cam ra phi trường để lên Washington với tâm trạng rất vui mừng, rất phấn khởi, rất náo nức, để cùng người Việt tự do đòi nhân quyền cho Việt Nam.

Ô. Trần Đông, Australia

Người thứ hai, một nhà báo ở Tokyo, Nhật Bản:

“Tôi là Đỗ Thông Minh, đang trên đường ra phi trường. Hôm nay ở bên Nhật là thứ Sáu mùng 2. Rất là háo hức để được bay qua Washington DC. Cá nhân tôi tuy ở bên Nhật và không được ký nhưng mà rất háo hức đi để ủng hộ cũng như để viết phóng sự gởi cho đồng hương ở khắp nơi trên thế giới.”

Hôm qua, tiến sĩ Nguyễn Đình Thắng, giám đốc điều hành BPSOS, tổ chức đã cùng hệ thống truyền hình SBTN của nhạc sĩ Trúc Hồ khởi xướng chiến dịch ký thỉnh nguyện thư đến Nhà Trắng, cho đài Á Châu Tự Do biết hiện tại nhóm thiện nguyện trẻ người Việt và người Mỹ ở Washington đang ráo riết liên lạc với các vị dân biểu và thượng nghị sĩ để thu xếp các buổi hẹn ở quốc hội.

Tóm lại, các bạn trẻ này gần như phải chạy nước rút để có thể hoàn thành công tác mà họ đảm nhận.

Theo dòng thời sự:

Copyright © 1998-2011 Radio Free Asia. All rights reserved.

Hình Ảnh Về Buổi Tiệc Gây Quỹ của Uỷ Ban Tổ Chức Bầu Cử CĐNVQG-NC ngày 26/02/2012

Bấm và đây để xem thêm:

Gay Quy To Chuc Bau Cu Cong Dong Nam California

Feb 26, 2012 1:29:54 PM

Ðại Sứ Mỹ David Shear sắp gặp cộng đồng Việt Nam

Người Việt, February 27, 2012

DB Sanchez và DB Royce đồng tổ chức

Garden Grove (NV) – Ðại sứ Hoa Kỳ tại Việt Nam sẽ gặp gỡ cộng đồng trong một cuộc họp khoáng đại do hai Dân Biểu Liên Bang Loretta Sanchez và Ed Royce tổ chức, vào chiều Thứ Ba, 6 tháng 3, tại đại học Coastline Community College, theo thư mời do hai văn phòng này gởi ra.

Ðại sứ Hoa Kỳ tại Việt Nam  David Shear. (Hình: Hoàng Đình Nam/AFP/Getty Images)

Thư mời viết: “Dân Biểu Liên Bang Loretta Sanchez (CA-47) và Ed Royce (CA-40) trân trọng kính mời cộng đồng Việt Nam tham dự ‘Buổi Hội Thảo Cộng Ðồng’ để đón chào đại sứ Hoa Kỳ tại Việt Nam, ông David Shear đến Quận Cam. Buổi hội thảo sẽ được tổ chức vào Thứ Ba, 6 tháng 3, 2012 lúc 7pm tối tại Coastline Community College, Garden Grove Center, địa chỉ 12901 Euclid Street, Garden Grove, CA 92840 (góc đường Garden Grove và Euclid).”

Tuy đây là lần đầu tiên Ðại Sứ Shear gặp cộng đồng Việt-Mỹ tại Quận Cam, nhưng không phải là lần đầu một đại sứ Mỹ ở Việt Nam tới gặp cộng đồng. Vị tiền nhiệm của ông, Ðại Sứ Michael Michalak, lập tiền lệ gặp cộng đồng Mỹ gốc Việt nhiều lần tại Quận Cam cũng như tại các địa phương khác.

Mục đích của buổi hội thảo được cho biết là “tạo cơ hội cho cử tri Việt Nam có một diễn đàn để trao đổi cùng Ðại Sứ Shear về các vấn đề quan tâm liên quan tới tự do tôn giáo, tình trạng nhân quyền và mối quan hệ song phương giữa Việt Nam và Hoa Kỳ.”

Dân Biểu Sanchez sẽ cùng cộng đồng Việt Nam và Ðại Sứ Shear thảo luận về chính sách đàn áp nhân quyền, tự do ngôn luận và tự do bày tỏ ý kiến, ngày càng gia tăng đối với các tiếng nói lương tâm tại Việt Nam.

“Ðây là một buổi hội thảo miễn phí, không cần ghi danh trước dành cho cộng đồng Việt Nam để nói lên mối quan tâm của mình,” Dân Biểu Loretta Sanchez phát biểu. “Chúng tôi mong rằng quý cư dân Việt Nam sẽ đến tham dự đông đủ, càng đông càng tốt để gửi thông điệp mạnh mẽ tới Ðại Sứ Shear để ông hiểu rõ hơn và sẽ cùng chúng ta lên tiếng cho các nhà dân chủ đang bị giam giữ tùy tiện tại Việt Nam.”

“Ðây là cơ hội tốt để Ðại Sứ Shear lắng nghe mối quan tâm của cộng đồng người Việt tại Quận Cam,” Dân Biểu Ed Royce nói. “Tôi luôn hỗ trợ cho phong trào dân chủ tại Việt Nam, qua những nỗ lực hỗ trợ Ðài Á Châu Tự Do. Chúng ta cần phải ủng hộ những người dân Việt Nam đang đối đầu dưới một chế độ độc tài.”

Vì chỗ ngồi giới hạn, thư mời yêu cầu cộng đồng “vui lòng đến sớm để giữ chỗ.”

Xuống đường ký thỉnh nguyện thư nhân quyền cho Việt Nam

Nguyên Huy/Người Việt, February 26, 2012 

WESTMINSTER (NV) – Sáng hôm Thứ Bảy, 25 Tháng Hai hàng trăm đồng hương người Việt ở Nam California rủ nhau xuống đường để ký thỉnh nguyện thư gửi tổng thống Hoa Kỳ tranh đấu cho nhân quyền Việt Nam đồng thời cũng để hỗ trợ cho tuổi trẻ Việt Nam đang vận động cho chiến dịch này.

Hơn 10 đoàn thể trẻ kê hai bàn dài trước thương xá Phước Lộc Thọ thu nhận chữ ký của đồng hương để sau đó chuyển vào điện thư trong máy điện toán gửi lên Tổng Thống Obama tại Tòa Bạch Ốc.

Ðồng hương người Việt tấp nập đến ký thỉnh nguyện thư do các tổ chức trẻ vận động. (Hình: Nguyên Huy/Người Việt)

Anh Lý Vĩnh Phong, cựu chủ tịch Tổng Hội Sinh Viên Việt Nam Nam California, bầy tỏ ý nghĩ về việc làm này: “Thưa đây là tuần lễ thứ hai, chúng cháu tổ chức thu nhận chữ ký của đồng hương vào thỉnh nguyện thư gửi tổng thống nhằm cứu các bạn trẻ đấu tranh ở trong nước đang bị nhà cầm quyền Việt Nam bắt bớ, giam cầm. Tuần trước chúng cháu đã thu được 1,659 chữ ký. Ðây là một việc làm hết sức quan trọng vì nó sẽ tạo được sự chú ý của tổng thống và Quốc Hội Hoa Kỳ trước nguyện vọng nhân quyền và dân chủ của chúng ta cho đồng bào ở trong nước.”

“Thứ hai là việc làm này nêu lên được sự đoàn kết, thống nhất ý chí của người Việt hải ngoại đối với dư luận Hoa Kỳ cũng như khắp nơi, kể cả trong nước. Ðây cũng là một điều rất lạ, chưa từng có trong cộng đồng người Việt một sự đoàn kết thống nhất như vậy trong mọi giới, mọi thế hệ,” anh Phong nói tiếp.

Khai mạc buổi thu nhận chữ ký của đồng hương, anh Billy Lê, chủ tịch Tổng Hội Sinh Viên, trưởng ban tổ chức, và cô Nguyễn Thu Hà, đại diện Ðoàn Thanh Niên Thủy Quân Lục Chiến, phát biểu: “Ðể yểm trợ cho phong trào đấu tranh dân chủ và nhân quyền của tuổi trẻ trong nước, tuổi trẻ hải ngoại chúng tôi xin tham gia vào công việc chung của toàn thể cộng đồng người Việt khắp nơi trong công tác ký thỉnh nguyện thư để, thứ nhất, kêu gọi Tổng Thống Obama ngưng nới rộng thương mại với CSVN cho đến khi nhà cầm quyền CSVN chấm dứt đàn áp nhân quyền, thứ hai là yêu cầu Quốc Hội thông qua Nghị Quyết 484 đòi hỏi CSVN phải tôn trọng nhân quyền và hủy bỏ điều 79 và 88 bộ luật hình sự, dùng làm công cụ pháp luật để bắt giam và bỏ tù các tiếng nói đối lập ở trong nước và thứ ba là đòi hỏi nhà cầm quyền CSVN phải lập tức trả tự do vô điều kiện các nhà tranh đấu cho dân chủ và nhân quyền trong nước như ca sĩ Việt Khang, bà Bùi Minh Hằng, Blogger Ðiếu Cày, 17 thanh niên sinh viên Công Giáo…”

Ngay từ những phút đầu tiên, các bàn ký thỉnh nguyện thư đã đông đặc đồng hương đến ký.

Hoa Hậu Phu Nhân Bích Trâm, từ trên Los Angles, cũng chạy về, vui vẻ nói với nhật báo Người Việt: “Bích Trâm đã ký ngay từ ngày đầu khi đài SBTN phát động chiến dịch này. Hôm nay Bích Trâm tới đây để hỗ trợ cho công việc làm của các bạn trẻ và cùng các bạn trẻ vận động đồng hương ký thêm thật nhiều vào thỉnh nguyện thư này để nêu cao nguyện vọng và ý chí chung của người Việt chúng ta với chính quyền Hoa Kỳ. Xin cho nhắc lại một danh ngôn là ‘Ở đâu có tự do là ở đó cuộc sống của con người có ý nghĩa.’”

Một nữ y tá đang làm việc tại Orange County, cô Vân Nguyễn, cũng vui vẻ cho biết ý kiến của mình về việc này: “Theo tôi thì đây là một công việc rất hay nó giúp cho cộng đồng mình có tiếng nói mạnh khiến chính quyền Hoa Kỳ và Quốc Hội Hoa Kỳ phải lưu tâm tới. Tôi nghĩ thỉnh nguyện thư sẽ mang lại kết quả vì năm nay là năm bầu cử, Tổng Thống Obama khó mà quên được gần cả trăm ngàn chữ ký trong thỉnh nguyện thư. Những chữ ký này cũng là những lá phiếu trong cuộc bầu cử gay go vào Tháng Mười Một tới đây. Nếu không phải là năm bầu cử, tôi sợ chính quyền Hoa Kỳ khó mà bỏ được đường lối, chính sách thường chỉ nhằm đến quyền lợi của Hoa Kỳ.”

Cũng vào thời gian này, tại bãi đậu xe trong khu thương xá trước Phước Lộc Thọ, 24 tổ chức đấu tranh của người Việt ở Nam California sửa soạn một cuộc biểu tình để khơi động tinh thần yêu nước nơi người Việt hải ngoại.

Ông Phan Kỳ Nhơn, một thành viên trong ban tổ chức, cho biết: “Ðất nước đang lâm nguy xin đồng hương đừng vô cảm. Cuộc biểu tình hôm nay vừa nhằm mục đích tác động tinh thần yêu nước của Việt Khang lên cộng đồng người Việt khắp nơi, vừa khơi động dư luận Hoa Kỳ đến tình trạng nhân quyền ở Việt Nam, đồng thời cũng kích thích các nhà tranh đấu trong và ngoài nước tìm được những kế sách khả thi cụ thể đẩy cuộc tranh đấu ở trong nước mau chóng đi đến kết quả tốt đẹp sau cùng là giải thể được chế độ Cộng Sản.”

Hàng trăm đồng hương sau khi ký thỉnh nguyện thư đã tham gia vào cuộc biểu tình này khiến không khí tại Little Saigon trong ngày cuối tuần trở nên rất sôi động.

Ðược biết, cuộc vận động ký thỉnh nguyện thư có sự tham dự của Tổng Hội Sinh Viên, Ðoàn Thanh Niên Phan Bội Châu, Ðoàn Thanh Niên Thủy Quân Lục Chiến, Ðoàn Thanh Niên Việt-Mỹ, Ðoàn Thanh Niên Cao Ðài, Ðoàn Thanh Niên Phật Tử Miền Quảng Ðức, Ðoàn Thanh Niên Phật tử chùa Ðiều Ngự, Ðoàn Thanh Niên Phật Giáo Hòa Hảo, Giới Trẻ Công Giáo và Liên Ðoàn Học Sinh Trung Học Nam California.

––

Liên lạc tác giả: NguyenHuy@nguoi-viet.com